Trong ngày này, để bày tỏ sự quan tâm và tôn vinh đến người mẹ yêu dấu, các chàng trai có thể lựa chọn nhiều hình thức và quà tặng 20/10 nhưng không thể thiếu những lời chúc mừng, tin nhắn ý nghĩa.
![]() |
Lời chúc ngày 20/10 ý nghĩa dành tặng mẹ. |
- Mẹ yêu! Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 con kính chúc mẹ vạn sự như ý, sống lâu trăm tuổi và cùng hạnh phúc với chúng con mãi nhé. Con luôn tự hào vì được sinh ra là con của mẹ.
- Mẹ! Cám ơn mẹ rất nhiều vì mẹ đã sinh ra con và nuôi con khôn lớn. Con luôn cầu mong mẹ mạnh khỏe và hạnh phúc không chỉ riêng 'Ngày 20/10'. Lúc nào mẹ cũng ở trong trái tim con. Con yêu mẹ nhiều, mẹ kính yêu của con.
- Hôm nay 20/10, con chúc mẹ luôn luôn mạnh khỏe, ngày càng trẻ đẹp, vui vẻ và bình an. Điều hạnh phúc nhất của con là bên mẹ mỗi ngày vì vậy con sẽ cố gắng làm mẹ hạnh phúc nhất.
- Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, con chúc mừng mẹ! Chúc mừng người phụ nữ xinh đẹp, đảm đang và vô cùng tuyệt vời... Con yêu mẹ nhiều lắm. Con hạnh phúc vì con là con của mẹ.
- Nhân ngày 20/10 con chúc mẹ nhiều sức khỏe và nụ cười luôn nở trên môi mẹ. Con ở xa mẹ quá, nên không thể chăm sóc cho mẹ được. Mẹ nhớ giữ gìn sức khỏe! Mong cho mọi điều tốt lành sẽ đến với mẹ! Con yêu mẹ!
- Thương con mẹ dệt niềm tin, cho con ăn học cho mình ước ao; nỗi lo mẹ cộng thêm vào, tuổi xuân tươi đẹp mẹ trừ bớt ra; nhân ngày 20/10 chúc mẹ luôn khỏe mạnh, không phải lo nghĩ điều gì.
- Tạo hóa này cho con có một gia đình tuyệt vời, một người mẹ hoàn hảo. Mẹ luôn yêu con hơn bản thân mình, những gì có thể làm được mẹ luôn hy sinh cho con, mẹ một người mẹ mẫu mực, người duy nhất trong đời lúc nào cũng yêu thương, quan tâm, lo lắng cho con.
- Từ đáy lòng này không có từ nào để diễn tả hết sự kính trọng, lòng biết ơn và tình cảm của con với mẹ cả… Con chỉ biết nói một điều đơn giản và quen thuộc: 'Mẹ ơi, con yêu mẹ, yêu mẹ nhiều lắm!'.
Ngoài những món quà sang chảnh, năm nay, rất nhiều những món quà nhỏ nhưng vô cùng 'độc' khiến chị em không khỏi sửng sốt.
" alt=""/>Lời chúc ngày 20/10 ý nghĩa nhất dành tặng mẹ yêuKhi bếp lửa cháy được một phần, đám than sắp tàn được gạt ra, để cho củi vào đun tiếp là lúc chúng tôi làm công việc thú vị nhất. Mỗi đứa đều chuẩn bị cho mình vài bắp ngô, vài củ khoai, củ sắn để nướng.
Vùi ngô, khoai, sắn xuống đám than, cùng nhau chui vào trong cái ổ rơm bên cạnh thật ấm cúng. Cái ổ rơm của lúa mùa vẫn còn thơm nồng. Chúng tôi lấy rơm bện cái nùn, bện dài, quấn tròn lại, đặt lên trên nồi bánh.
Cái nùn rơm khiến cho bọt nước đỡ bắn ra ngoài, đồng thời nó là bệ đỡ để đặt nồi nước lên, nồi nước ấy sẽ được làm nóng bằng hơi nước từ nồi bánh. Sau đó, mọi người lấy chính nước từ đó tiếp thêm cho nồi bánh chưng, bù lại phần nước đã bị bốc hơi. Chỉ khoảng mười phút ngô, khoai, sắn đã chín.
Đám trẻ chúng tôi lấy ra ăn, đứa nào đứa nấy ăn ngấu nghiến. Vừa ăn vừa thổi hơi ra vì sức nóng của đồ ăn. Như thế mới ngon. Khuôn mặt ai cũng bị nhem bởi than bếp. Chúng tôi cũng chẳng để ý, cứ ăn cho no bụng.
Người lớn nhìn chúng tôi ăn chỉ lắc đầu cười, thỉnh thoảng còn mắng yêu: “Ăn như sắp chết đói ấy”. Người lớn cũng có niềm vui riêng của họ. Các bà, các mẹ thì ngồi nhai trầu, lựa gạo lựa đậu cho một nhà nào đó, họ lẩm nhẩm nhà còn thiếu thứ gì để ngày hôm sau đi chợ phiên mua sắm. Các ông, các bác nhâm nhi li trà nóng bàn chuyện đụng lợn, làm giò chả…
Ngồi trông nồi bánh chưng, nhìn ngọn lửa bập bùng, chui trong ổ rơm ấm, chúng tôi cứ thế nô đùa, nghịch ngợm mà quên cả thời gian, mệt mỏi. Đến lúc có đứa ngủ quên trong ổ rơm. Cũng chả cần để ý, lát nữa bố mẹ sang bế về, ở quê là vậy, chẳng ai câu nệ gì. Càng về khuya, tiếng nổ lẹt đẹt của củi, của trấu lại càng to, ánh lửa càng rõ hơn.
Khi hàng xóm về hết, chỉ còn lại mấy người trong nhà ngồi trông bánh chưng, ông bà, bố mẹ tôi bàn chuyện sắm Tết. Tôi ngồi thả từng nắm trấu cho vào trong bếp để lửa cháy to hơn, tưởng tượng ra đủ thứ trên đời trong bếp lửa hồng ấy. Thỉnh thoảng lại lắng tai nghe vài câu chuyện của mọi người trong nhà, mai còn khoe lũ bạn.
Tôi chìm vào giấc ngủ với câu chuyện cổ tích “Bánh chưng, bánh dày” từ khi nào không biết… Mùi bánh chưng vẫn ngào ngạt trong kí ức tuổi thơ.
Độc giảAn Phú
Mời độc giả gửi bài Chuyện Tết xưa - Tết nayvề địa chỉ email: [email protected] |